Cải ngọt Nhật Bản

Trạng thái: Còn hàng
35,000₫
Xuất xứ: Việt Nam   Mùa vụ: Cải ngọt có thể trồng quanh năm nhưng trồng trong vụ Đông Xuân cho năng suất cao hơn.  Đặc điểm giống: thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5 - 6 đôi, cuống dài, tròn   Quy cách đóng gói: 200 hạt/ gói
- +
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Tỷ lệ nảy mầm: 85%
  • Mùa vụ: Cải ngọt có thể trồng quanh năm nhưng trồng trong vụ Đông Xuân cho năng suất cao hơn.
  • Đặc điểm giống: thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5 - 6 đôi, cuống dài, tròn
  • Thu hoach: 30 ngày sau trồng
  • Quy cách đóng gói: 200 hạt/ gói
1. Ươm hạt 
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Rovral 750WG (Iprodione) hoặc Aliette 800WG (Fosetyl – aluminium) với lượng 5 g thuốc cho 100 g hạt giống. Lượng hạt giống cần gieo trên liếp ươm là 200 – 300 g/1000 m2.
Cải ngọt cũng có thể gieo thẳng trên liếp mà không cần qua giai đoạn vườn ươm. Lượng hạt giống cần gieo thẳng từ 500 – 600 g/1.000 m2. Sau khi gieo cần phủ một lớp mỏng đất trộn, phân chuồng hoai.
2. Chuẩn bị đất
Đất được phơi ải 8 – 10 ngày trước khi lên liếp. Liếp rộng 0,8 – 1 m,  cao 10 – 15 cm. Mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20 cm. Xử lý đất bằng 0,1 kg Vimoca/1.000 m2 để phòng trừ sâu đất và tuyến trùng.
3. Gieo hạt
Có thể gieo thẳng hạt lên liếp đã chuẩn bị sẵn. Lượng hạt gieo thẳng: 500 – 600 g/1000 m2. Tỉa cây làm 2 đợt (đợt 1 khi cây có 2 – 3 lá thật, lần 2 khi cây có 4 – 5 lá thật), để cây với khỏang cách 10 x 10 cm.
Nếu gieo hạt trên liếp ươm thì lượng hạt giống khoảng 100 – 150 g/1000 m2. Nhổ cây con đem trồng khi cây được 12 – 15 ngày sau gieo. Khoảng cách trồng: 10 cm x 10 cm.
4. Bón phân (Tổng lượng phân bón trên 1.000 m2)
Lượng phân nguyên chất (Kg/1.000 m2): 10,8 N – 6,5 P2O5 – 3,2 K2O
5. Tưới nước
Thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm. Sau khi trồng tưới mỗi ngày từ 1 – 2 lần tùy thuộc điều kiện thời tiết. Khi cây lớn mỗi ngày tưới 1 lần.
6. Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để phòng trừ sâu bệnh hại trên cải ngọt
7.Cỏ dại
Các loại cỏ dại thường gặp: Cỏ lá hẹp: Cỏ chỉ, mần trầu; Cỏ lá rộng: Dền gai, màng màng, rau sam, cây ráy; Cỏ cói lác: Cỏ cú, cỏ chác
Hình ảnh sản phẩm đang cập nhật