Dưa lưới Fujisawa Hà Lan

Trạng thái: Còn hàng
Xuất xứ: Hà Lan  Cuống ngắn, to và chắc chắn. Lưới xám cao nổi bật trên nền vỏ màu xanh đậm. Thịt quả màu cam, vị ngọt thanh, giòn, mùi thơm nhẹ và độ ngọt từ 14-15 brix, trọng lượng trung bình 1,7-1,8kg.Cây rất khỏe, lá dày, màu xanh đậm, đốt ngắn. Thời gian sinh trường 70-75 ngày từ ngày gieo hạt. Kháng bệnh héo xanh do Fusarium rất tốt. Kháng bệnh phấn trắng và rầy mềm tốt.
- +
  • Đặc tính giống: thuộc dòng dưa Quincy của Nhật Bản
  • Cuống ngắn, to và chắc chắn. Lưới xám cao nổi bật trên nền vỏ màu xanh đậm. Thịt quả màu cam, vị ngọt thanh, giòn, mùi thơm nhẹ và độ ngọt từ 14-15 brix, trọng lượng trung bình 1,7-1,8kg.Cây rất khỏe, lá dày, màu xanh đậm, đốt ngắn. Thời gian sinh trường 70-75 ngày từ ngày gieo hạt. Kháng bệnh héo xanh do Fusarium rất tốt. Kháng bệnh phấn trắng và rầy mềm tốt. 
  • Mùa vụ:  Từ tháng 3 đến tháng 11 (dương lịch)                                                                   
  • Trọng lượng quả: 1,5-1,8kg/quả.
  • Thu hoạch: 70-75 ngày
 
    1. Ngâm, ủ hạt giống
  • Ngâm hạt trong dung dịch Nanochotosan tỷ lệ 1/1000 cho 500 ml nước ngâm 2 sôi 3 lạnh, nhiệt độ: 33-34℃.
  • Ngâm trong 2 tiếng .
  • Ủ hạt bằng khăn thoáng khí trong vòng 12 tiếng khi hạt nứt nanh có thể đem ra gieo.
  • Hạt được ươm trong giá thể (sử dụng giá thể BVB) sau 3-4 ngày hạt nảy mầm và sau 7-10 ngày có thể đem trồng.

    2. Kỹ thuật để nhánh và chọn quả

  • Tùy từng giống dưa lưới mà ta để từ 1 -2 quả/ cây
  • Chọn nhánh để quả từ nhánh số 9-12 tùy theo người trồng để 1 hay 2 quả mà để số lượng nhánh sao cho phù hợp nên để dư 1-2 nhánh ngoài nhánh để quả phòng trường hợp thụ phấn không đậu. 
  • Sau khi thụ phấn xong chọn quả to đẹp giữ lại còn những quả khác tỉa bớt, ngắt ngọn dưa khi cây được 28-30 lá 

    3Trồng cây

  • Dinh dưỡng:
  • Trước khi trồng cần bổ sung phân bón lót NPK 6-9-3 (hoặc sử dụng phân hữu cơ Biooptima 01 + Biooptima 02 an toàn giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ban đầu cây cần vào trong đất, giúp kích thích ra rễ của cây).
  • Lên luống sau đó tiến hành trồng cây.
  •  Tiến hành bón thúc lần 1: cho cây sau trồng 15-20 ngày kết hợp với vun xới sáo đất tạo độ thông thoáng cho đất giúp rễ phát triển tốt hơn: Đạm + kali với tỷ lệ 1/1 (1 sào bón 2 kg đạm+ 2 kg kali).
  • Bón thúc lần 2: Khi thấy sự xuất hiện của hoa cái đầu tiên: Đạm+ Kali tỷ lệ 1/1(1 sào bón 2 kg đạm+ 2 kg kali).
  •  Bón thúc lần 3: Sau khi trồng dưa được 40-45 ngày, bón hết lượng phân còn lại.
  • Cây đang trong quá trình thụ phấn không tác động các biện pháp BVTV như phun thuốc, bón phân lên cây đàm bảo cây thụ phấn đạt kết quả tốt nhất, sau khi tiến hành thụ phấn xong tiến hành các biện pháp kỹ thuật bình thường.
  • Dưa lưới tiến hành cắt nước khi cây trồng được 55 ngày, và dưa lưới là khi cây được 60 ngày.
  • Dưa lê tiến hành thu hoạch khi cây được 60-65 ngày, dưa lưới tiến hành thu hoạch khi cây được 65-70 ngày.
  • Cách phòng trừ sâu bệnh hại:
  • Sâu hại:

+ Bọ trĩ: Có thể sử dụng bẫy dính xanh để thu hút bọ trĩ gây hại.

+ Bọ phấn trắng: Có thể sử dụng bẫy dính vàng để thu hút bọ phấn trắng gây hại.

  • Bệnh nứt thân xỉ mủ: Tưới hoặc phun vào gốc Benlate, Ridomil, Copperb23%, Aliette 80Wp.
  • Bệnh thối gốc nở cổ dễ: Bạn thực hiện bón vôi luân canh cùng với cây trồng, phun phòng ngừa theo định kỳ bằng thuốc Topsin, Ridomil..
  • Bệnh sương mai: Thực hiện luân phiên phun 5 tới 7 ngày /lần bằng những loại thuốc như: Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500.
  • Bệnh phấn trắng: Có thể sử dụng Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil….để phun cho cây dưa lê
  • Bệnh than thư: Sử dụng Antrcol 70wp phun với tần suất 7 đến 10ngày/lần, Zineb.

    4. Thu hoạch

  • Tiến hành thu hoạch khi cây được 70-75 ngày.
Hình ảnh sản phẩm đang cập nhật