Ớt chuông đỏ

Trạng thái: Còn hàng
50,000₫
Xuất xứ: Hà Lan. Cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh tốt, ớt có màu đỏ bắt mắt, ớt có vị ngọt, không cay, mùi hương dịu nhẹ Quy cách đóng gói:  10 hạt/ gói
- +
  • Xuất xứ: Hà Lan
  • Tỷ lệ nảy mầm: 85%
  •  Mùa vụ: Vụ Đông - Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1 - 2, thường cho năng suất cao nhất                                                       
  • Đặc tính giống: Cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh tốt, ớt có màu đỏ bắt mắt, ớt có vị ngọt, không cay, mùi hương dịu nhẹ, ớt ngọt dài được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhiều người ưa thích. Các bạn có thể chế biến ớt thành các món salad, món ớt xào thịt bò, món nướng,... đều rất ngon và đậm vị   
  • Thời gian thu hoạch: 45-50 ngày                                     

 

1. Mật độ, khoảng cách trồng cây ớt ngọt (ớt chuông)

- Mỗi luống trồng 2 hàng với khỏang cách:

+ Hàng cách hàng 50cm,

+ Cây cách cây 45 - 50cm.

-Mật độ trồng từ 2800 - 3000 cây/1000m2

2. Trồng cây ớt ngọt (ớt chuông)

- Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để trồng vừa đến ngang cổ rễ và tưới nhẹ cho chặt gốc, cây nhanh bén rễ, hồi xanh. Nên trồng vào những ngày râm mát hoặc buổi chiều tối. Tùy theo thời tiết mà tưới nước cho cây đủ ẩm thường xuyên thì mới lớn nhanh

- Không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây để cây phục hồi và phát triển nhanh

3. Chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông)

3.1. Điều chỉnh thời vụ

- Nhiệt độ thích hợp cho ớt ngọt (ớt chuông) phát triển từ 18 - 25oC, độ ẩm 80 - 90%. Trong điều kiện nhà che nylong ớt ngọt (ớt chuông) có thể trồng được quanh năm

3.2. Kiểm soát lượng nước tưới

- Thiết bị tưới

+ Sử dụng dây tưới nhỏ giọt được điều khiển chế độ tưới tự động theo hệ thống đã được trang bị.

+ Hoặc là chế độ phun sương được cài đặt theo thời gian từ 10h30 đến14h trong ngày, độ ẩm từ 70-80%.

3.3. Kiểm soát lượng phân bón 

Phân bón được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt với nồng độ dung dịch dinh dưỡng gồm N, P, K và vi lượng theo tỉ lệ: N: 172 ppm; P:41 ppm; K: 300ppm; Ca: 180ppm; Mg: 48 ppm.

- Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Ngoài ra tùy theo tình trạng của cây có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng qua lá kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật.

- Yêu cầu tưới nước vào cây luôn luôn phải dư nước 10% (không được hạn chế bằng số lít/hốc).

- Yêu cầu phân tích hàm lượng NPK của dung dịch tưới đầu vào (3 lần/vụ) và dung dịch tưới dư thải ra. Thực hiện đo pH của dung dịch qua mỗi lần pha phân bón để điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng, nếu pH xuống thấp hơn khoảng khuyến cáo thì dùng KOH để tăng pH lên. Đồng thời, đo EC dung dịch đầu vào để kiểm tra nồng độ dung dịch theo giai đoạn của cây. ( EC là để quản lý nồng độ dung dịch phù hợp cho từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng).

- Trong quá trình chăm sóc cần theo dõi sinh trưởng của cây trồng mà có sự điều chỉnh thành phần phân bón hợp lý hơn. Ngoài ra có thể bổ sung các loại phân bón lá như: Terrasort4, Growmore 10-30-10, Growmore 6-30-30 theo từng giai đoạn của cây.

Lượng phân bón: Tính cho 1000m2

* Bón lót:

- Vôi: 80 - 120kg; Phân chuồng hoai mục: 3 - 4 m3, 50kg super lân, 01kg Trichoderma.

- Phân bón Nitrophoska tím (15 - 5 - 20 + 2+ T.E): 50kg hoặc các loại phân bón chuyên dùng cho cây ớt

- K2SO4 (Đức): 30 - 50kg.

- Phân hữu cơ đậm đặc Dynamic hoặc Growell: 40kg

* Bón thúc:

- Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3-4 tuần sử dụng lượng phân bón như sau:

Phân bón Nitrophoska tím (15- 5 - 20 + 2+ T.E): 15kg hoặc các loại phân bón chuyên dùng cho cây ớt

- Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 6 - 8 tuần lượng phân bón như sau:

+ Phân bón Nitrophoska tím (15 - 5 - 20 + 2+ T.E): 15kg hoặc các loại phân bón chuyên dùng cho cây ớt

+ Đạm Ure: 10kg

+ K2SO4 (Đức): 25kg

- Sau đó khoảng 20 - 30 ngày bón thúc một lần với lượng phân bón tương tự thúc lần 2. Nên phun thêm phân qua lá để bổ sung vi lượng cho cây, khỏang 7-10 ngày phun 1 lần, thường dùng các loại phân qua lá như Seaweed, Growmore 10:10:20, … không nên sử dụng các loại phân cá, phân bắc, phân từ chất thải công nghiệp chưa qua chế biến.... để bón cho cây.

3.4. Kiểm yếu tố khí hậu

- Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là 25-28oC vào ban ngày và 18-20oC vào ban đêm, tối thích cho sinh trưởng là 18-28oC. Yêu cầu ánh sáng nhiều, nhất là thời điểm ra hoa, thiếu ánh sáng giảm tỷ lệ đậu quả.

- Ớt ngọt (ớt chuông) sản đảm bảo chất lượng cao nhất khi nhiệt độ ngày là trong khoảng từ 80o đến 88oF và khi nhiệt độ ban đêm vẫn ở mức trên 62oF, nhưng bên dưới 72oF.

+ Kiểm soát nhiệt độ đạt được bằng cách sử dụng các hệ thống khác nhau bao gồm cả lò sưởi, quạt thông gió, tấm làm mát bay hơi, và các loại khăn che

+ Sử dụng máu phun sương để kiểm soát độ ẩm

+ Ánh sáng sử dụng bóng điện, hệ thống đóng mở nhà kính để kiểm soát ánh sáng trong nhà kính

3.5. Chăm sóc cây ớt ngọt (ớt chuông)

- Làm giàn cho cây ớt ngọt (ớt chuông): Ớt lai F1 sinh trưởng mạnh, cần phải làm giàn giúp cây không đổ ngã, chăm sóc dễ dàng, cây ít nhiễm bệnh. Thời gian thu trái dài. Thời gian làm giàn thích hợp khoảng 45 đến 50 ngày sau trồng.

Hình ảnh sản phẩm đang cập nhật