BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY DƯA LƯỚI

14/05/2022
BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY DƯA LƯỚI

BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN DƯA LƯỚI

_________________________________

.

            Lá dưa bị sương mai

🌱Triệu chứng gây hại:

- Triệu chứng gây hại rõ nhất biểu hiện rõ trên lá là các đốm vàng/nâu/trắng với nhiều hình thái khác , nằm rải rác hoặc cục bộ ở mặt phía trên lá và gân lá.

-  Mầm bệnh thường hình thành ở mặt  lá, có một lớp nấm mốc màu trắng gạo, hình thái tinh thể như sương muối.

-  Là những lớp tơ nấm nhìn tưởng như những giọt sương ban mai. Ở mặt trên lá, vết bệnh sẽ làm màu lá xanh nhạt, vết bệnh già đi sẽ có màu vàng tới màu nâu sậm.

- Cây nhiễm nặng có thể chết. Trái ít bị tấn công, tuy nhiên trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.

- Khi kiểm tra xem cây trồng có bị bệnh sương mai không, người ta thường quan sát kỹ mặt dưới lá. Vết bệnh có hình đa giác có góc cạnh rõ ràng, rải rác xung quanh mặt lá. Vết bệnh lan từ tầng lá dưới lên dần cho đến ngọn, lá bệnh khô héo, xoăn lại .

🌱Nguyên nhân gây bệnh sương mai trên dưa lưới:

- Nấm Pseudo-cub Rostovtzev, một loại nấm ngoại ký sinh, hình thành bào tử phân sinh và rất dễ lây lan truyền bệnh qua nước mưa, gió, độ ẩm không khí cao, mưa phùn, giọt sương,…. và có nhiệt độ thích hợp (nhiệt độ không khí trong khoảng > 20 độ C).

- Bệnh thường phát triển mạnh ở điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc có nhiều sương vào ban đêm, từ khi cây lớn đến khi thu hoạch quả.

- Điều kiện thời tiết vụ đông xuân miền Bắc nước ta (từ tháng 11 đến tháng 3) rất thuận lợi cho sương mai phát triển, nhất là gặp các đợt rét, nhiệt độ giảm thấp và mưa ẩm kéo dài. Nấm gây bệnh chủ yếu tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử.

- Bệnh phát triển phá hại nặng trên các ruộng dưa quá ẩm ướt, tỷ lệ bón phân không cân đối, đặc biệt thiếu hụt các dưỡng chất vi lượng, trung lượng => cây giảm sức đề kháng với môi trường. Với đặc tính trồng trong nhà màng nông nghiệp, nên độ ẩm cao đi kèm là liều lượng dinh dưỡng bổ sung cao ( đặc biệt là phân chứa nhiều đạm), kém chăm sóc, không chú ý vệ sinh đồng ruộng ở giai đoạn cây đang sinh trưởng và sau khi bắt đầu thu hoạch.

- Điều kiện nhà màng nông nghiệp kín và không đủ độ chiếu sáng thì tốc độ lây bệnh càng nặng hơn.

🌱 Biện pháp phòng ngừa và điều trị:

 + Chọn giống dưa lưới tốt, sạch và kháng bệnh hiệu quả, không nên trồng liên tục nhiều vụ dưa lưới trên cùng một mảnh đất để tránh tích tụ nguồn bệnh. Khi gieo trồng nên có mật độ phù hợp để các cây sinh trưởng tốt, tránh lây lan bệnh nhanh giữa các cây.

+ Dọn sạch dàn dư khi cắt tỉa cành, lá ngay cả khi trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

+ Bón nhiều phân hữu cơ vi sinh Compost, giúp cây trồng có bộ rễ khỏe, vi sinh vật có lợi trong đất đối kháng với các mầm bệnh.

+ Chú ý bón đủ phân chuồng đã hoai mục ở thời kỳ trước khi trồng. Sau khi trồng định kỳ tưới thúc phân cân đối.

+ Vệ sinh đất trồng: đất trồng cây dưa lưới nên được làm thông thoáng trước khi gieo trồng, thu gom và đem đi tiêu hủy toàn bộ cây bệnh, làm sạch cỏ dại, rơm rạ,…

+ Kiểm tra hệ thống thoát nước của đồng ruộng, hạn chế ngập úng trong mùa mưa, đất có độ ẩm quá cao. Bạn có thể làm luống cao hoặc giàn leo cho cây để hạn chế ngập úng.

+ Thường xuyên kiểm tra xem cây trồng đã bị bệnh chưa, khi phát hiện ra cần cắt tỉa ngay những lá, thân bị bệnh, đảm bảo lá ít tiếp xúc với mặt đất, nên dùng màng phủ nilon.

+ Khi phun, bạn nên phun đều 2 mặt lá, chú ý phun mặt trên lá nhiều hơn vì ở đây là nơi nấm trú ngụ. Khi sử dụng các loại thuốc gốc đồng, bạn phải đọc kỹ liều lượng và cách sử dụng để đảm bảo sự phát triển cho cây, vì lá dưa lưới rất mẫn cảm với đồng.

Mong là bài viết giúp bạn phần nào hiểu rõ về bệnh sương mai trên dưa, bệnh sương mai nếu không được phòng trừ sớm rất có thể sẽ làm cho người nông dân gặp khó khăn trong trồng trọt và thu hoạch, làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế.

________________________________________________