Côn trùng gây hại cho cây trồng (P.1)

12/05/2022
Côn trùng gây hại cho cây trồng (P.1)

Phần 1: Bọ trĩ gây hại trên cây dưa

Bọ trĩ (Thrips palmi Karny)

Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại của sâu bệnh

– Thrips palmi có phổ ký chủ rộng, gây hại trên 36 họ cây trồng bao gồm: họ cà, họ hành tỏi, họ bầu bí, họ cúc, họ đậu, cây lúa, cây bông… Đặc biệt gây hại nặng trên các cây thuộc họ bầu bí và họ cà.

sâu bệnh dưa lưới Lá dưa bị bọ trĩ

Bọ trĩ có thể nói là côn trùng đáng sợ nhất đối với người trồng dưa lưới. Với vòng đời ngắn (khoảng 3 tuần), đẻ 8 – 10 lứa/năm, kháng thuốc mạnh nên việc dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bọ trĩ chưa thật sự hiệu quả.

Bọ trĩ thường đẻ trứng trong lá non. Trứng thường nở sau 3 – 5 ngày, nhưng khi gặp điều kiện ẩm, lạnh trứng có thể nở sau nhiều tháng.

- Mầm bệnh có thể tồn tại ngay từ đầu trong đất trồng.

 - Mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào qua các loại phân chuồng chưa được ủ hoai, phân trùn chưa được xử lý chín. Mầm bệnh khảm, nấm bệnh, hoặc trứng, ấu trùng của bọ trĩ còn tồn tại trong phân bón. Khi ta bón lót, ấu trùng trứng gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm và môi trường => nở và phát triển nhanh.

Một số phương pháp kiểm soát bọ trĩ không dùng thuốc BVTV:

  • Trồng cây dẫn dụ bọ trĩ: hoa cúc, hướng dương, vạn thọ, hoa hồng,… Vạn thọ thường được dùng nhiều hơn vì giá thành rẻ, dễ trồng. Có thể trồng ngoài hoặc trồng chậu trong nhà màng. Thay chậu hoa dẫn dụ mới khi mật độ bọ trĩ/chậu hoa trong nhà màng cao.
  • Trồng cây xua đuổi: trồng sả quanh nhà màng, trồng rau húng, trồng bạc hà mint trong hoặc ngoài nhà màng.
  • Dùng thiên địch: nhện bắt mồi Neoseiulus cucumeris, bọ xít bắt mồi Orius laevigatus, Orius insidiosus,…
  • Sử dụng dầu Neem để phun phòng và trị bọ trĩ.